Blockchain không còn là cụm từ xa lạ với hầu hết chúng ta, phải không? Không chỉ dừng lại trong ứng dụng lớn nhất trước đó là Cryptocurrency, Blockchain còn được các kỹ sư công nghệ chú trọng đến và tìm cách ứng dụng vào những lĩnh vực trọng yếu để nâng cao chất lượng và khả năng quản lý khối lượng thông tin cực lớn.
Công nghệ Blockchain là gì mà công ty nào cũng muốn ứng dụng?
Nếu bạn là một người mới bắt đầu tìm hiểu Blockchain, với mục đích nắm được cách vận hành và từ đó tin tưởng tham gia đầu tư các dự án ứng dụng Blockchain, bạn có thể hiểu theo ví dụ của Imota:
Là một dạng công nghệ, Blockchain được mã hóa phức tạp để hình thành các chuỗi - khối liên kết với nhau thành mạng lưới. Bạn có thể tưởng tượng cấu trúc này là một mạng ngang hàng, các điểm trên mạng phân tán và phi tập trung. Mỗi điểm đều có thể sao lưu 1 bản các hoạt động, giao dịch xảy ra trong mạng lưới, có thể xem mỗi điểm là 1 máy chủ, do đó có rất nhiều máy chủ nên việc đánh sập cả hệ thống là điều bất khả thi. Đó là lý do vì sao công nghệ Blockchain an toàn và bảo mật tốt.
Vì mỗi một block (điểm khối) trên mạng đều có bản sao lưu các dữ liệu, hành động, giao dịch xảy ra nên việc thay đổi các dữ liệu là không thể vì hacker sẽ phải viết lại toàn bộ lịch sử của chuỗi khối. Nhờ đó mà các dự án, ngành nghề liên quan đến dữ liệu người dùng, hồ sơ, thông tin tài chính đang sẵn sàng tích hợp công nghệ Blockchain trong việc quản lý dữ liệu.

Các ưu điểm của Blockchain đang dần được chứng minh khi nhiều tập đoàn, công ty công nghệ tiên phong sử dụng trong công tác kinh doanh, quản lý dữ liệu của doanh nghiệp mình. Các ngành quan trọng như y tế, giáo dục cũng sẵn sàng kết hợp Blockchain để phục vụ tốt hơn trong bối cảnh khối lượng dữ liệu, hồ sơ người dùng ngày càng nhiều và rối rắm.
Bạn có thể thấy, trong các năm gần đây, hầu như những start-up công nghệ đều ưa chuộng sử dụng Blockchain để theo kịp thời đại 4.0. Các phi vụ gọi vốn ấn tượng tại chương trình Shark Tank cũng xuất hiện những gương mặt mới với điểm nổi trội là công nghệ Blockchain.
Có phải công nghệ Blockchain cũng chính là tiền mã hóa?
Trước khi Blockchain bắt đầu được công nhận bởi các tổ chức uy tín ở những quốc gia, tiền mã hóa cũng vấp phải nhiều vấn đề trái chiều ở các nước, do đó cũng kìm hãm sự thịnh hành của danh mục đầu tư này trên thị trường. Nhiều người hiểu rằng Bitcoin và Blockchain là một, ám chỉ cùng một loại hình đầu tư. Nhưng thực chất, Bitcoin là một tài sản được ứng dụng công nghệ Blockchain để chuyển đổi, tạo lập hệ thống thanh toán kỹ thuật số. Không chỉ Bitcoin là đồng tiền mã hóa lớn nhất, hiện nay thị trường này có đến hàng trăm đồng tiền mã hóa khác nhau và việc tạo ra chúng đã không còn khó khăn, hiếm hoi như trước. Bạn có thể hiểu chúng tương tự như cổ phiếu, đại diện cho một dự án, công ty đứng sau và cũng gắn liền giá trị với các yếu tố như tâm lý thị trường, tình hình của chủ dự án, các yếu tố kinh tế vĩ mô và pháp luật của nước sở tại.
Tiền mã hóa thực chất chỉ là ứng dụng cấp 1 của Blockchain. Sau khi các giao dịch Bitcoin đầu tiên xảy ra, thời kỳ Blockchain mới thực sự bùng nổ. Công nghệ Blockchain chuyển sang giai đoạn 2.0 vào khoảng năm 2018 với sự xuất hiện của ETH (Etherium). Các ngành tài chính và ngân hàng bắt đầu ứng dụng Blockchain để ghi nhận, quản lý quyền sở hữu, hay bất cứ thứ gì có liên quan đến thỏa thuận, hợp đồng. Có thể kể đến NFT, một loại token không thể thay thế, là loại tài sản số ứng dụng công nghệ Blockchain khá nổi bật và thông dụng tính đến hiện tại. NFT nổi lên như một cuộc cách mạng, một trào lưu độc nhất hóa mọi thứ thành tài sản số trên Blockchain. NFT cũng là một gợi ý mở đường cho ngành nghệ thuật, văn hóa của Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung chống lại nạn sao chép, ăn cắp ý tưởng và hàng giả.
Công nghệ Blockchain 3.0 trở thành cánh tay đắc lực cho chính phủ và các cơ quan tài chính, các điểm dịch vụ công để quản lý người dân và hồ sơ, lý lịch của họ. Lợi ích này cũng giúp chính phủ các nước có động thái tích cực, cởi mở và hợp pháp hóa các hình thức, tài sản liên quan đến Blockchain.
Những ứng dụng hàng đầu của Blockchain
Blockchain không chỉ ứng dụng trong phạm vi tài chính mà trong tương lai, công nghệ này còn được nghiên cứu áp dụng trên những nền tảng, ngành nghề lớn để phục vụ trải nghiệm người dùng tốt hơn. Các vấn đề an sinh hay xã hội, quản lý công của chính phủ cũng sử dụng yếu tố này để quản trị người dân.
Ngoài xu hướng NFT khiến mọi thứ dễ dàng trở thành tài sản số độc nhất thì đây cũng là khởi nguồn cho các ý tưởng táo bạo, thú vị khác ra đời. Những kỳ lân công nghệ không dễ dàng bỏ qua Blockchain và biến nó trở thành công cụ giúp sản phẩm của họ trở nên tinh thông hơn nữa. Facebook chuyển mình thành Meta với thông báo về một Metaverse sắp ra mắt là ví dụ điển hình nhất. Một Metaverse sẽ mang lại một trải nghiệm “ảo hóa” các yếu tố trong thực tế. Một vũ trụ thực tế ảo cho phép người dùng sở hữu tài sản kỹ thuật số của họ thông qua công nghệ Blockchain. Dự án của Sandbox là một ví dụ về Metaverse, khi nhạc sĩ có thể sở hữu tòa nhà ảo, bán các vé họp fan ngay trong không gian đó.
Tuy nhiên, Metaverse không dừng lại ở đó. Công nghệ này còn nhiều điều bí ẩn chưa được khai phá. Hiện người ta vẫn đang thử nghiệm ứng dụng nó ở những lĩnh vực cao cấp hơn ngoài giải trí. NASA với ứng dụng Metaverse vào quản lý và đào tạo các nhân sự ngoài Trái Đất, hay việc mô tả, liên lạc và chuyển tải thông tin từ phi hành gia đến bộ phận đất liền cũng cần sự hỗ trợ của Metaverse để phá bỏ những giới hạn về khoảng cách địa lý. Một ví dụ nữa, những cuộc họp qua Zoom đã dần quen thuộc với dân văn phòng, nhưng với Metaverse, bạn có thể tham gia cuộc họp trong 1 văn phòng thực tế ảo với các đồng nghiệp, cùng chiếc tai nghe đặc biệt được yêu cầu.

Ứng dụng Blockchain vào việc phát hành, quản lý và chia sẻ doanh thu cho các dự án giá trị là một làn gió mới cho những người đang muốn đầu tư vào lĩnh vực không quá rủi ro và cần nhiều kiến thức kinh tế chuyên môn. Một bộ phim, bài hát có thể ứng dụng Blockchain và NFT để phát hành các phiếu góp vốn đến bất kỳ ai. Khi bạn sở hữu cổ phiếu này, bạn có thể nhận chia sẻ thu nhập từ bài hát hay bộ phim đó trong một thời hạn theo hợp đồng. Bạn cũng có thể bán đi, mua lại từ thị trường trao đổi với các nhà đầu tư khác chỉ bằng chiếc điện thoại thông minh.
Những điều tưởng chừng không thể như việc cầm 200,000 vnđ đi đầu tư vào bộ phim điện ảnh bom tấn ngay tại nhà đều có thể nhờ công nghệ Blockchain. Không chỉ phim, âm nhạc mà những dự án có phát sinh giá trị thực tế đều có thể trở thành danh mục đầu tư của bạn dễ dàng nhờ có công nghệ này. Việc chia sẻ các nguồn thu nhập, ghi nhận sự sở hữu vô cùng rõ ràng, đơn giản và nhanh gọn. Công nghệ Blockchain mở ra những cánh cửa thu nhập thụ động và cơ hội tối ưu nguồn vốn cho bất kỳ ai, ở bất kỳ đâu. Bạn cũng có thể bắt đầu tìm hiểu về Blockchain và các dự án đang ứng dụng công nghệ này phát hành gọi vốn công khai tại Imota.
Tải app Imota để đầu tư cho các dự án sáng tạo chỉ với vài USDT và nhận về thu nhập định kỳ. https://www.imota.io/
Imota - Ví Blockchain mọi người. Với Imota, bạn có thể dễ dàng đầu tư crypto bằng chuyển khoản ngân hàng, giao dịch nhanh chóng, an toàn, bảo mật. Đặc biệt Imota miễn phí gas mỗi ngày và cơ hội đào Otara miễn phí.
Tải Ví Blockchain Imota trên Android
Tải Ví Blockchain Imota trên iOS
Tham gia cộng động Imota ngay để cập nhật những thông tin, dự án mới nhất.
Facebook: https://www.facebook.com/imota.fanpage
Telegram: https://t.me/imotagroup
Twitter: https://twitter.com/Imota_app