7 sai lầm khi quản lý tài chính khiến bạn không giàu, điều cuối cùng quan trọng nhưng nhiều người lại bỏ qua

7 sai lầm khi quản lý tài chính khiến bạn không giàu, điều cuối cùng quan trọng nhưng nhiều người lại bỏ qua

23/02/2023
4 phút đọc

Tự do tài chính là điều mà ai cũng mong muốn đạt được. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu này, bạn cần trang bị cho mình các kỹ năng quản lý tài chính tốt và lập kế hoạch tài chính dài hạn. Điều này không phải là dễ dàng và đòi hỏi bạn phải đi qua một hành trình dài. Thậm chí, ngay từ giai đoạn đầu tiên, nhiều người đã mắc phải những sai lầm khiến họ không thể tích lũy được tài chính và thậm chí rơi vào nợ nần.
Bài viết này đã tổng hợp 7 sai lầm phổ biến khi quản lý tài chính mà nhiều người mắc phải. Hãy đọc kỹ và tránh mắc phải những sai lầm này nhé!

1. Không theo dõi chi tiêu

Đây chính là nguyên nhân dẫn đến việc bạn không biết tiền của mình đã đi đâu về đâu. Những khoản chi bạn tưởng là nhỏ như một cốc trà sữa, đồ ăn vặt, vé xem phim… tưởng chừng là những khoản chi không đáng kể nhưng nó sẽ “góp gió thành bão” khiến danh mục chi có thêm một khoản lớn mà bạn không hay biết.
notion image
Việc theo dõi chi tiêu hàng tháng sẽ giúp bạn biết mình đang chi quá nhiều cho khoản nào để hạn chế, cắt giảm và điều chỉnh cho hợp lý. Từ đó việc quản lý tài chính cá nhân của bạn sẽ hiệu quả hơn.

2. Chi quá nhiều tiền cho khoản không cần thiết

Từ việc theo dõi các khoản chi tiêu ở mục số 1, bạn sẽ biết mình đã và đang chi quá nhiều tiền cho những khoản không cần thiết nào. Từ đó có thể cân nhắc việc mua những sản phẩm tương tự ở lần tiếp theo.
Ví dụ, khi mua món đồ nào đó, bạn hãy dành nhiều hơn 24h để ra quyết định. Điều này giúp bạn tránh được việc mua những món hàng một cách bộc phát, ngẫu hứng. Ngoài ra, bạn có thể cân nhắc thêm việc mua món đồ này, hay chi tiền cho dịch vụ này có thực sự cần thiết hay không, nó có giúp cho cuộc sống của bạn tốt hơn không và nếu không có nó thì cuộc sống của bạn có chất lượng thấp hơn nhiều không.

3. Tiêu tiền trước, tiết kiệm sau

Đây là thói quen của những người có quan điểm “Pay for yourself first”. Mỗi khi nhận được lương hay một khoản tiền, chúng ta thường có xu hướng tự thưởng cho bản thân bằng một bữa ăn ngon, một bộ quần áo, chiếc túi xách hay một chuyến đi du lịch, dã ngoại. Tuy nhiên cách làm này sẽ khiến tiền của bạn bốc hơi nhanh chóng mà chẳng tiết kiệm được gì.
Lời khuyên đưa ra là bạn nên dành ngay một khoản ít nhất 10% vào tiết kiệm cho các mục tiêu dài hạn sau này và tiêu phần còn lại. Nếu thu nhập của bạn khá thì con số này nên lớn hơn nếu bạn muốn đạt được tự do tài chính sớm.

4. Lạm dụng thẻ tín dụng

Không thể phủ nhận tính hữu dụng và tiện lợi của thẻ tín dụng trong cuộc sống hiện đại ngày nay. Khi mà chúng ta đi mua đồ mà không cần dùng tiền mặt, thậm chí số dư trong tài khoản ngân hàng bằng 0 thì chỉ cần một chiếc thẻ tín dụng là bạn đã có thể chi tiêu thoải mái.
Tuy nhiên thẻ tín dụng cũng bị coi là một cạm bẫy nếu chủ sở hữu không đủ tỉnh táo khi sử dụng. Vay tiền từ tín dụng rất dễ nhưng đồng nghĩa lãi cũng rất cao. Nếu bạn bị cuốn vào vòng lặp chi tiêu và trả nợ thẻ tín dụng thì bạn càng khó thoát ra và làm chủ đồng tiền của mình.
notion image

5. Không có quỹ dự phòng

Đại dịch covid từ năm 2019 hay làn sóng cắt giảm nhân sự năm 2022 là minh chứng rõ ràng cho việc cuộc sống có thể bị đảo lộn bất cứ lúc nào. Chúng ta không thể làm chủ được những tác nhân ngoại cảnh như vậy nhưng hoàn toàn có thể chủ động cuộc sống của mình bằng quỹ dự phòng.
Nhiều bạn trẻ ngày nay có xu hướng sống YOLO - You only live one, nên thường tiêu hết số tiền mình có cho các trải nghiệm mà không dự phòng trước cho các biến cố trong cuộc sống. Tinh thần sống YOLO không hề xấu, nhưng sẽ tốt hơn nếu chúng ta có quỹ dự phòng cho những việc phát sinh như sức khỏe, thất nghiệp…

6. Chỉ có một nguồn thu nhập duy nhất

Cũng giống như sai lầm khi không có quỹ dự phòng, việc chỉ có một nguồn thu duy nhất có thể khiến bạn rơi vào rắc rối nếu nguồn thu đó bị cắt giảm. Lời khuyên là hãy đa dạng hóa thu nhập của mình, cho dù các nguồn thu khác không lớn nhưng hãy xây dựng nó dần dần. Khi bạn có đa dạng nguồn thu nhập thì động nghĩa với việc bạn có càng nhiều nguồn thu nhập thụ động và tài chính của bạn càng vững vàng.

7. Không đầu tư sớm

Nếu chỉ tập trung vào các nguồn thu nhập đến từ lương thì bạn khó mà có thể đạt được tự do tài chính. Đầu tư ở đây không có nghĩa là bạn phải sở hữu bất động sản, phải mua cổ phiếu hay đầu tư kinh doanh. Đơn giản đầu tư ở đây là đầu tư phát triển bản thân để bạn có thể tạo ra nhiều giá trị trong tương lai. Khi bạn có càng nhiều kiến thức và kỹ năng thì cơ hội kiếm tiền và đầu tư cho bạn càng rộng mở.
Tạm kết:
Quản lý tài chính cá nhân có thể khó khăn, nhưng đừng lo lắng, hãy khắc phục những điểm yếu dần dần. Bất kể số tiền trong tài khoản của bạn là bao nhiêu, hãy học cách quản lý chúng một cách thông minh và hiệu quả hơn. Điều quan trọng là bạn phải làm chủ được đồng tiền của mình, kiểm soát thu chi và đầu tư càng sớm càng tốt.
Chúc bạn thành công trong việc quản lý tài chính của mình!
💡
Imota - Ví Blockchain mọi người. Với Imota, bạn có thể dễ dàng đầu tư crypto bằng chuyển khoản ngân hàng, giao dịch nhanh chóng, an toàn, bảo mật. Đặc biệt Imota miễn phí gas mỗi ngày và cơ hội đào Otara miễn phí.
💡
Tải Ví Blockchain Imota trên Android
💡
Tải Ví Blockchain Imota trên iOS
 
 
Tham gia cộng động Imota ngay để cập nhật những thông tin, dự án mới nhất.
Tài chính cá nhân