9 nguyên tắc quản lý tài chính cá nhân không nên bỏ qua nếu bạn muốn làm giàu

9 nguyên tắc quản lý tài chính cá nhân không nên bỏ qua nếu bạn muốn làm giàu

20/12/2022
10 phút đọc

Bạn có bao giờ đặt câu hỏi những người giàu quản lý tài chính cá nhân như thế nào không? Dành 3 phút đọc 9 nguyên tắc quản lý tài chính cá nhân hiệu quả dưới đây để khám phá ra công thức bí mật nhé.
notion image

1. Không bao giờ tiêu nhiều hơn số tiền mình kiếm được

Nhiều người thường gặp khó khăn tài chính vào dịp cuối tháng khi lương chưa về, họ sẽ vay mượn tạm hoặc dùng thẻ tín dụng để trang trải trong khi chờ cho lương. Sau đó khi có lương họ sẽ phải trích một phần ra để trả nợ và lặp lại việc này vào tháng tiếp theo. Điều này dẫn đến việc bạn sẽ luôn rơi vào vòng xoáy thiêu tiền bởi nguyên nhân tiêu quá số tiền mình kiếm được.
Nếu bạn từng rơi vào trường hợp tương tự, hãy nghiêm túc đánh giá tình trạng tài chính của bản thân và lên kế hoạch chi tiêu hợp lý. Việc lên kế hoạch chi tiêu sẽ giúp bạn tránh được tình trạng tiêu quá số tiền mình kiệm được, thậm chí còn giúp bạn tiết kiệm được một khoản.

2. Tránh xa vòng xoáy nợ nần

Chúng ta thường nghe nói rằng người giàu nợ rất nhiều. Đúng là như vậy nhưng lý do họ nợ khác với người nghèo. Người nghèo vay để tiêu dùng còn người giàu vay để đầu tư, để tiền đẻ ra tiền. Vậy bạn thuộc kiểu nào?
Cho dù bạn nợ nần để đầu tư thì cũng nên ưu tiên việc trả nợ trước bởi đây chính là chiếc mỏ neo khiến con thuyền tài chính của bạn không thể ra khơi. Số tiền bạn nợ có thể không nhiều nhưng tiền lãi mới là điều khiến bài toán quản lý tài chính cá nhân của bạn càng trở nên khó giải. Vì thế tránh xa khỏi vòng xoáy nợ nần chính là một trong những nguyên tắc quản lý tài chính quan trọng.

3. Lập quỹ tài chính khẩn cấp

Không có sự chuẩn bị chính là chuẩn bị cho thất bại - Fail to prepare, prepare to fail. Ngày nay chúng ta thường có xu hướng tận hưởng cuộc sống hiện tại đặc biệt là giới trẻ mà không nghĩ tới việc tích lũy, lập các quỹ dự phòng cho trường hợp khẩn cấp.
Năm 2020 dịch vụ tư vấn tài chính cho biết có đến 22% người Anh trưởng thành không có đủ tiền tiết kiệm cho quỹ khẩn cấp. Điều này khiến họ dễ rơi vào tình trạng khó khăn nếu có biến cố xảy ra như dịch bệnh, mất việc… Chúng ta đã chứng kiến làn sóng khủng hoảng kinh tế và rất nhiều người mất việc trong hai năm gần đây. Nếu bạn có một quỹ tài chính khẩn cấp thì đây chính là lúc chúng phát huy tác dụng.

4. Thống kê và sắp xếp các loại chi tiêu

Hãy ghi chép, liệt kê tất cả các khoản bạn phải chi mỗi tháng từ nhu cầu thiết yếu đến nhu cầu giải trí và cả những khoản không cần thiết phát sinh do cảm xúc nhất thời. Từ danh sách này bạn sẽ tìm ra được những khoản cần cắt bỏ và tránh chi tiêu cho chúng trong những tháng tiếp theo.
Nếu nhu cầu thiết yếu của bạn đang cao hơn khả năng chi trả thì hãy chia nhỏ để tính. Giả sử mỗi tháng bạn dành 6 triệu cho nhu cầu thiết yếu, tương đương mỗi ngày 200 ngàn. Cố gắng chỉ tiêu trong phạm vi cho phép, nếu lạm chi bạn bắt buộc phải cắt giảm trong những ngày tiếp theo.

5. Quy tắc 50-30-20

Quy tắc quản lý tài chính cá nhân này rất đơn giản, bạn chỉ cần chia thu nhập của mình theo tỷ lệ 50% - 30% và 20%. Các phần này lần lượt dành cho nhu cầu thiết yếu, nhu cầu cá nhân, và tiết kiệm đầu tư.
Nhu cầu thiết yếu là các khoản chi cho nhà cửa, thức ăn, đi lại… những thứ mà bạn bắt buộc phải chi để duy trì cuộc sống cơ bản.
30% tiếp theo chi cho nhu cầu cá nhân gồm giáo dục, phát triển bản thân, chăm sóc sức khỏe, gặp gỡ bạn bè… tuy đây là khoản không nhất thiết phải chi nhưng nó sẽ giúp chất lượng cuộc sống của bạn được nâng cao hơn. Vì vậy, bạn hãy mạnh tay chi 30% thu nhập cho quỹ này.
20% cuối cùng dành cho việc tiết kiệm và đầu tư. Đây chính là nguồn quỹ để bạn tích lũy lúc nghỉ hưu, đề phòng cho các trường hợp khẩn cấp và để kiếm nhiều tiền hơn.
notion image
Tỷ lệ này có thể thay đổi tùy theo nguồn thu nhập và mục tiêu tài chính cá nhân của bạn. Nếu bạn hướng đến độc lập tài chính và nghỉ hưu sớm thì phải dành tới 50-70% thu nhập để tiết kiệm và đầu tư. Hãy tự mình xây một kế hoạch tài chính cá nhân phù hợp với hoàn cảnh của bản thân.

6. Luôn tìm hiểu kỹ trước khi mua hàng

Khi quyết định mua một món hàng nào đó, bạn nên dành thời gian nghiên cứu xem mua ở đâu, bằng cách nào, hình thức thanh toán ra sao sẽ giúp bạn tiết kiệm được đáng kể trong khi không mất quá nhiều thời gian.
Ngày nay, các trang web so sánh giá sẽ giúp bạn tìm được sản phẩm mình cần với giá và chính sách quà tặng tốt nhất. Bên cạnh đó, hãy áp dụng các voucher, coupon hoặc mua vào thời điểm khuyến mãi để được giảm giá.
Để nhận được các chương trình ưu đãi từ nhãn hàng, đại lý, bạn có thể đăng ký tài khoản, email, làm thẻ thành viên… tham gia các chương trình này sẽ giúp bạn mua sản phẩm chất lượng với giá tốt nhất.

7. Không để cảm xúc tác động khi mua sắm

Những hình ảnh, video bắt mắt khi mua sắm online cho đến cách bài trí trong các cửa hàng, trung tâm thương mại cùng các chương trình ưu đãi luôn khiến người mua bị thôi thúc mua sắm. Việc này hoàn toàn dễ hiểu trong bối cảnh hiện nay khi nhu cầu tiêu dùng của mọi người tăng đáng kể từ khi thương mại điện tử phát triển.
Tuy nhiên, nếu bạn suy nghĩ kỹ lưỡng và áp dụng vài tips dưới đây thì sẽ tránh được việc để cảm xúc tác động khi mua sắm.
  • Không chốt đơn vào đêm khuya. Nếu bạn thấy mặt hàng nào đó thú vị khi đang lướt điện thoại, bạn có thể thêm nó vào giỏ hàng nhưng đừng thanh toán ngay. Hãy để sáng mai suy nghĩ khi đầu óc tỉnh táo xem bạn có thật sự cần món đồ này không.
  • Trước khi mua hãy hỏi xem mình có thật sự cần món đồ này không. Có thường xuyên sử dụng trong 6 tháng tiếp theo không.
  • Đọc review, đánh giá sản phẩm trước khi mua hàng để có nhận đính chính xác nhất,

8. Cải thiện điểm tín dụng

Điểm tín dụng là chỉ số đánh giá độ uy tín của khách hàng trong lịch sử vay vốn của các ngân hàng hay tổ chức tín dụng. Điểm tín dụng tốt sẽ giúp bạn dễ dàng vay vốn với lãi suất tốt và mức vay cao hơn. Thực tế, nếu chỉ dùng thẻ tín dụng trong chi tiêu hằng ngày có thể khiến bạn vi phạm vào nguyên tác quản lý tài chính số 2. Nhưng trong một số trường hợp cần vay vốn để đầu tư thì bạn sẽ rất cần sự hỗ trợ của các tổ chức tài chính. Vì thế, hãy luôn nhớ thanh toán nợ đúng hạn.

9. Đừng coi thường tiền lẻ

Với nhiều người, tiền lẻ có thể không có nhiều giá trị nhưng nếu có rất nhiều tiền lẻ thì bạn có thể mua được rất nhiều thứ. Hãy thử dùng một chiếc hộp và bỏ vào nó tiền lẻ mỗi khi bạn có. Sau đó đợi đến một dịp nào đó như sinh nhật, cuối năm… thì “mổ heo”, bạn sẽ bất ngờ vì số tiền tưởng chừng như chưa bao giờ tồn tại đó.
Không chỉ trong việc tiết kiệm tiền lẻ mà các nguồn thu nhập nhỏ cũng mang lại cho bạn nhiều giá trị. Những nguồn thu nhập thụ động từ affiliate, tiền quảng cáo trên blog, kênh Youtube ban đầu sẽ ít thôi nhưng về lâu dài sẽ mang lại cho bạn thu nhập thụ động đáng kể.
notion image
Lời kết
Trên đây là 9 nguyên tắc quản lý tài chính cá nhân mà bạn nên áp dụng để quản lý tiền hiệu quả. 9 nguyên tắc này rất đơn giản và ai cũng có thể áp dụng. Hãy thử càng sớm càng tốt vì bạn sẽ bất ngờ về hiệu quả của nó chỉ trong một vài năm tới.
 
💡
Imota - Ví Blockchain mọi người. Với Imota, bạn có thể dễ dàng đầu tư crypto bằng chuyển khoản ngân hàng, giao dịch nhanh chóng, an toàn, bảo mật. Đặc biệt Imota miễn phí gas mỗi ngày và cơ hội đào Otara miễn phí.
💡
Tải Ví Blockchain Imota trên Android
💡
Tải Ví Blockchain Imota trên iOS
 
 
Tham gia cộng động Imota ngay để cập nhật những thông tin, dự án mới nhất.
Tài chính cá nhân