Blockchain là gì? Công nghệ này có khó hiểu như chúng ta tưởng?

Blockchain là gì? Công nghệ này có khó hiểu như chúng ta tưởng?

22/12/2022
5 phút đọc

Blockchain là gì

Sự xuất hiện của Internet đã thay đổi thế giới với thông tin ngập tràn và kết nối phi địa lý. Internet đã mang đến những khái niệm mới lạ như e-mail, world wide web, website dot com, mạng xã hội, big data, điện toán đám mây… và đặt những viên gạch nền móng đầu tiên cho Internet of Things - IoT - Internet vạn vật. Thì với công nghệ Blockchain nó cũng là một cuộc cách mạng như Internet nhưng thay vì Internet của thông tin, nó là Internet của giá trị và tiền tệ.
Một cách cụ thể, Blockchain là gì? Theo định nghĩa của Wikipedia, Blockchain là một công nghệ sổ cái phân tán - Distributed ledger technology (DLT) bao gồm danh sách các bản ghi gọi là các khối (block) được liên kết một cách bảo mật với nhau bằng mật mã.
notion image
Nói một cách dễ hiểu hơn, Blockchain là một công nghệ chuỗi khối mà ở đó các thông tin bao gồm thời gian khởi tạo và dữ liệu giao dịch được mã hóa thành các khối. Các khối được tạo ra được gắn liền với khối trước đó tạo thành một chuỗi. Toàn bộ chuỗi khối chứa thông tin này được lưu trữ trên một hệ thống phi tập trung - decentralize được lưu trữ bởi hệ thống máy tính của các tình nguyện viên trên toàn cầu.
Chính vì tính phi tập trung (không có trung tâm cơ sở dữ liệu) nên Blockchain không thể bị hack. Nếu muốn thay đổi dữ liệu của các khối đã được tạo ra, hacker phải viết lại toàn bộ mã của các khối trước đó và điều này là bất khả thi. Chính vì vậy công nghệ Blockchain đảm bảo được sự an toàn, minh bạch.

Cơ chế hoạt động của Blockchain là gì?

Blockchain quan trọng và có ảnh hưởng rộng rãi nhất dựa trên mô hình Bitcoin của Satoshi. Bitcoin và các Altcoin không được lưu trữ trong một tệp nhất định như tài khoản ngân hàng, ví điện tử… mà được lưu trữ bằng công nghệ Blockchain. Mọi giao dịch được ghi lại dưới dạng khối và được lưu trữ như một sổ cái toàn cầu.
Cuốn sổ cái này công khai, bất kỳ ai cũng có thể xem nó vào bất kỳ thời điểm nào chứ nó không nằm trong tay một tổ chức duy nhất chịu trách nhiệm kiểm toán các giao dịch và lưu trữ hồ sơ. Chính vì thế Blockchain hoàn toàn minh bạch, công khai.
Blockchain sử dụng mã hóa kiên cố gồm khóa công khai và khóa bí mật để duy trì an ninh trên hệ thống. Chúng ta không cần phải lo lắng về việc tường lửa quá yếu hay lo lắng một cá nhân, tổ chức đánh cắp thông tin như thời của world wide web nữa.
notion image
Cứ mỗi 10 phút, như nhịp tim của một mạng Bitcoin, tất cả các giao dịch được tiến hành xác minh, thanh toán và lưu trữ trong một block liên kết với các block trước đó. Từ đó tạo ra một chuỗi khối - blockchain.
Mỗi khối được coi là hợp lệ phải được xem xét dựa trên khối trước đó. Cấu trúc này thường có nhãn thời gian và lưu trữ giá trị thay đổi nhằm ngăn cản hành vi đơn phương thay đổi sổ cái. Nếu muốn trộm một Bitcoin, bạn phải viết lại toàn bộ lịch sử của đồng Bitcoin đó trên Blockchain một cách công khai và điều này hoàn toàn bất khả thi.
Vì vậy Blockchain là một cuốn sổ cái phi tập trung dưới dạng một mạng lưới đồng thuận của mọi giao dịch từng xảy ra. Như đã giải thích ở phần đầu, Blockchain không thể bị hack và hoàn toàn bảo mật. Vì thế công nghệ này đang được các nhà phát triển săn đón và kỳ vọng nó sẽ tạo nên một cuộc cách mạng ở mọi lĩnh vực mà nó tham gia.

Phân loại Blockchain

Xét về đặc điểm, có 4 kiểu Blockchain networks chính: Public Blockchain, Private Blockchain, Consortium Blockchain và Hybrid Blockchain. Mỗi kiểu Blockchain có những ưu nhược điểm riêng và được ứng dụng vào các lĩnh vực khác nhau. Bạn có thể tham khảo ở bảng dưới đây để hiểu về đặc điểm của 4 loại Blockchain networks chính này.
Public Blockchain
Private Blockchain
Hybrid Blockchain
Consortium Blockchain
Ưu điểm
+ Độc lập + Minh bạch + Đáng tin cậy
+ Kiểm soát quyền truy cập + Hiệu suất
+ Kiểm soát quyền truy cập + Khả năng mở rộng + Bảo mật
+ Kiểm soát quyền truy cập + Hiệu suất + Khả năng mở rộng
Nhược điểm
- Hiệu suất - Khả năng mở rộng - Bảo mật
- Đáng tin cậy - Khả năng kiểm toán
- Minh bạch
- Minh bạch - Nâng cấp
Trường hợp sử dụng
Tiền mã hóa Xác thực tài liệu
Chuỗi cung ứng Quyền sở hữu tài sản
Ngân hàng Nghiên cứu Chuỗi cung ứng
Hồ sơ bệnh án Bất động sản

Các phiên bản Blockchain

Khái niệm về Blockchain đã được giới thiệu từ đầu những năm 2000 nhưng phải đến vài năm trở lại đây công nghệ Blockchain mới phát triển mạnh mẽ. Công nghệ Blockchain được nâng cấp lên các phiên bản và ứng dụng trong các lĩnh vực khác nhau.

Blockchain 1.0 - Cryptocurrency

Blockchain 1.0 được giới thiệu lần đầu năm 2005 bởi Hall Finley, người thực thi DLT - Distributed Ledger Technology (Công nghệ Sổ cái Phân tán) đại diện đầu tiên của nó được ứng dụng trên tiền mã hóa. Năm 2008, đồng Bitcoin được tạo ra bởi Satoshi và các alt coin khác cũng dựa trên phiên bản Blockchain 1.0 này.

Blockchain 2.0 Smart Contract

Phiên bản 2.0 của Blockchain ra đời khi có một vấn đề của phiên bản 1.0 đó là việc đào Bitcoin gây lãng phí tài nguyên và phát thải nhiều CO2 cùng với đó là sự hạn chế trong khả năng mở rộng network trong đó. Vì thế vấn đề này đã được khắc phục trong phiên bản Blockchain 2.0.
Trong phiên bản này, Blockchain không chỉ giới hạn trong crypto mà còn mở rộng ra Hợp đồng Thông minh - Smart Contract. Smart Contract là các chương trình chạy trên Blockchain. Hợp đồng Thông minh giống một bản hợp đồng kỹ thuật số thực hiện bởi một bộ quy tắc. Các quy tắc này do bộ mã máy tính xác đã xác định trước mà các node trong mạng đều phải tuân theo.
Smart Contract giúp hai bên tham gia hợp đồng có thể đưa ra các cam kết thông qua Blockchain mà không cần biết danh tính của nhau, cũng không cần tin tưởng nhau. Nếu các điều kiện của hợp đồng không thỏa mãn thì hợp đồng sẽ không thực thi. Điều này giúp cho Smart Contract loại bỏ các bên trung gian và giảm đáng kể chi phí.
Trong phiên bản Blockchain 2.0, Bitcoin được thay thế Bởi Ethereum - ETH. Vì thế nó đã thành công trong việc thực thi số lượng lớn giao dịch trong mạng công khai một cách nhanh chóng.

Blockchain 3.0 DApp

Sau bản 2.0, một phiên bản mới của Blockchain được giới thiệu bao gồm DApp - được hiểu là các Ứng dụng Phi tập trung. Một Ứng dụng Phi tập trung giống như một app thông thường nhưng không nằm trên một máy chủ duy nhất nào mà lưu trữ một cách phân tán trên các kho lưu trữ phi tập trung. Các mã nguồn của DApp chạy trên mạng ngang hàng (Peer-to-Peer) phi tập trung.
Sự bùng nổ của Blockchain 3.0 là các trò chơi GameFi và các trào lưu Play-to-Earn, tiêu biểu phải kể đến Axie Infinity.

Blockchain 4.0 - Ứng dụng thực tiễn

Blockchain 4.0 là phiên bản mới nhất hiện nay, nó sẽ áp dụng tất cả các phiên bản từng có vào các lĩnh vực trong cuộc sống: từ ngân hàng, giáo dục, y tế đến gọi vốn cộng đồng đều có thể áp dụng công nghệ Blockchain 4.0 nhằm đảm bảo tính an toàn, minh bạch và tiết kiệm chi phí nhờ cắt giảm các bên trung gian.
Một trong số những ứng dụng thực tiễn tiên phong trong phiên bản Blockchain 4.0 là NFT5 - gọi vốn và đầu tư cho các dự án sáng tạo. Thông qua nền tảng NFT5, các dự án sáng tạo như phim điện ảnh có thể gọi vốn cộng đồng một cách nhanh chóng, đơn giản, thuận tiện. Trong khi đó các nhà đầu tư có thể đầu tư với số vốn nhỏ cho các dự án lớn mà vẫn đảm bảo được sự an toàn, minh bạch.

Lời kết

Nhờ tính đột phá trong việc bảo mật, minh bạch và công khai, công nghệ Blockchain ngày càng được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực, từ quản lý dữ liệu tới xác minh bản quyền, từ giao dịch tiền mã hóa đến các vật phẩm sưu tầm, thậm chí Blockchain còn mở ra một vũ trụ với vô số hoạt động và cơ hội cho mọi người.
Trước nay, Internet đã thay đổi cuộc chơi của rất nhiều lĩnh vực từ bán hàng truyền thống sang thương mại điện tử, từ taxi truyền thống tới Uber… nhưng những cuộc chơi này thường nghiêng về kẻ nắm giữ công cụ - là các ứng dụng, càng sàn, nền tảng bằng việc thu phí từ những người tham gia.
Người sáng lập Blockchain Ethereum - ông Vitalik Buterin nói rằng: “Trong khi hầu hết các công nghệ có xu hướng tự động hóa công nhân ở ngoại vi để nó thực hiện nhiệm vụ quản lý thì Blockchain lại tự động hóa chính vùng trung tâm. Thay vì gạt người lái xe ra khỏi công việc của mình, Blockchain sẽ đẩy Uber ra ngoài và cho phép người lái xe làm việc trực tiếp với khách hàng của mình”.
Đúng như vậy, việc ứng dụng công nghệ Blockchain có thể mang đến đột phá trong nhiều lĩnh vực, đầu tiên phải kể đến là Cryptocurrency, NFT - Non Fungible Token, Game Fi kéo theo đó là các trào lưu kiếm tiền từ công nghệ Blockchain và ứng dụng nó trong các lĩnh vực thực tiễn.
 
💡
Imota - Ví Blockchain mọi người. Với Imota, bạn có thể dễ dàng đầu tư crypto bằng chuyển khoản ngân hàng, giao dịch nhanh chóng, an toàn, bảo mật. Đặc biệt Imota miễn phí gas mỗi ngày và cơ hội đào Otara miễn phí.
💡
Tải Ví Blockchain Imota trên Android
💡
Tải Ví Blockchain Imota trên iOS
 
 
Tham gia cộng động Imota ngay để cập nhật những thông tin, dự án mới nhất.
Blockchain