Quản lý tài chính cá nhân hiệu quả với các nguyên tắc mà bạn nên áp dụng càng sớm càng tốt

Quản lý tài chính cá nhân hiệu quả với các nguyên tắc mà bạn nên áp dụng càng sớm càng tốt

05/12/2022
6 phút đọc

Quản lý tài chính cá nhân là gì?

Theo định nghĩa của Bách khoa toàn thư, tài chính cá nhân là việc mỗi cá nhân, gia đình thực hiện quản lý tài chính, lập ngân sách cho các khoản chi tiêu, tiết kiệm, đầu tư… theo số tiền mà mình có. Trong đó phải tính đến các khoản dự phòng cho tương lai, các sự kiện phát sinh.
Khi quản lý tài chính cá nhân, bạn sẽ phải cân nhắc, tính toán giữa nhu cầu chi tiêu và thu nhập cũng như các mục tiêu tương lai để có sự phân bổ tài chính cho hợp lý. Bên cạnh đó, các hạng mục bảo hiểm (bảo hiểm y tế, bảo hiểm nhân thọ…) và các trợ cấp xã hội, thuế thu nhập cá nhân… cũng nằm trong quản lý tài chính mà bạn cần kiểm soát.
Nói một cách đơn giản, quản lý tài chính cá nhân là bạn phải lập kế hoạch quản lý tiền bạc, các khoản chi tiêu, tiết kiệm, đầu tư, kiếm thêm thu nhập… để tự chủ tài chính của bản thân hoặc của gia đình từ đó chủ động trong cuộc sống.

Tại sao phải quản lý tài chính cá nhân?

Quản lý tài chính không hề đơn giản, nó có thể sẽ khiến nhiều người loay hoay không biết bắt đầu từ đâu hoặc quản lý nhưng không hiệu quả. Từ đó dẫn đến việc bỏ cuộc và để đồng tiền thả trôi: kiếm đến đâu chi đến đó. Hoặc tệ hơn bạn có thể rơi vào vòng xoáy nợ nần và không tận dụng được giá trị mà đồng tiền mang lại. Tệ hơn nữa, nếu quản lý tài chính kém, cuộc sống của bạn sẽ còn bị ảnh hưởng ở nhiều khía cạnh.
notion image

Tài chính cá nhân ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống thịnh vượng của chúng ta.

Theo một nghiên cứu về tư duy tiền bạc, hơn một nghìn người Mỹ đã được hỏi về tình trạng tài chính hiện tại của họ. Kết quả có đến 68% bị stress vì không có đủ tiền để tiết kiệm và nghỉ hưu. 56% lo lắng rằng thu nhập của họ không thể theo kịp mức sống. Và 45% bị stress vì các khoản nợ.
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, sự căng thẳng về vấn đề tài chính cũng ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh khác của cuộc sống. 43% cảm thấy mệt mỏi; 42% khó tập trung trong công việc thường ngày và 41% thậm chí không thể ngủ ngon vì những gánh nặng tài chính.

Tài chính cá nhân ảnh hưởng tới các mối quan hệ

Theo khảo sát của The Cashlorette, 48% người Mỹ tham gia đã kết hôn hoặc sống cùng ai đó trả lời rằng họ đã từng phải tranh luận về các vấn đề tài chính. Kết quả là, một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến hôn nhân đổ vỡ là các mâu thuẫn về tiền bạc. Ngoài ra, TD Ameritrade xác nhận tỷ lệ ly hôn vì mâu thuẫn tiền bạc ở Gen X là 41% và thế hệ Boomers là 29%.

Tài chính cá nhân ảnh hưởng đến điểm tín dụng

Điểm tín dụng là điểm số mà các tổ chức tài chính dùng để đánh giá sự uy tín của bạn khi sử dụng các hình thức cho vay của tổ chức đó. Nếu duy trì tốt điểm tín dụng của mình bạn sẽ dễ dàng được duyệt các khoản vay trong tương lai.
Vì vậy hãy chú ý tới các khoản vay, thời hạn thanh toán và đặc biệt là lãi suất. Các yếu tố này đều ảnh hưởng đến quản lý tài chính cá nhân và các mục tiêu tài chính của bạn.
Không chú trọng việc quản lý tài chính cá nhân sẽ có tác động tiêu cực đến cuộc sống của bạn trên nhiều khía cạnh: sức khỏe thể chất và tinh thần, các mối quan hệ, các mục tiêu trong tương lai… tất cả đều tác động tới cuộc sống tự chủ mà đáng ra bạn xứng đáng được có.

Những ai nên thực hiện quản lý tài chính cá nhân

Câu trả lời là tất cả mọi người. Cho dù bạn là một người trẻ độc thân, một người đã lập gia đình, một người đã nghỉ hưu thì đều nên thực hiện quản lý tài chính cá nhân. Thậm chí, trẻ nhỏ ngày nay cũng được ba mẹ, nhà trường khuyến khích học quản lý tài chính cá nhân từ khi còn nhỏ.
Quản lý tài chính cá nhân chính là bước đầu tiên để bạn học quản lý, có kế hoạch, có trách nhiệm với tiền của bản thân và sau này là của tập thể (gia đình, công ty, tổ chức…). Thử hình dung, nếu bạn không quản lý tốt 10 triệu tiền lương hàng tháng thì làm sao bạn quản lý được hàng chục, hàng trăm triệu tiền của công ty?
Để quản lý tài chính hiệu quả, bạn buộc phải lập kế hoạch, thực thi và đánh giá. Dần dần, bạn sẽ học được cách quản lý tài chính hiệu quả và quản lý bản thân tốt hơn.

Quản lý tài chính cá nhân - khi nào nên bắt bầu

Nhiều người sẽ nói bạn nên quản lý tài chính cá nhân càng sớm càng tốt. Nhưng để quản lý hiệu quả nhất thì bạn nên bắt đầu khi đã xác định được mục tiêu một cách rõ ràng, tránh đi theo đám đông. Khi đó, bạn mới có được kế hoạch quản lý tài chính hiệu quả.
Giả sử, bạn đang là sinh viên, mục tiêu tài chính của bạn là khi tốt nghiệp có thể mua cho mình một chiếc xe máy mới thì hành trình quản lý tài chính cá nhân sẽ khác với một người đã đi làm và phấn đấu mua ô tô, xây nhà. Cho dù mục tiêu của bạn là gì thì hãy nhớ nguyên tắc SMART khi đặt mục tiêu.

Xác định mục tiêu theo nguyên tắc SMART

SMART là sự kết hợp của 5 yếu tố: Specific (cụ thể); Measurable (có thể đo lường được); Achievable (có thể đạt được); Relevant (thực tế) và Time-Bound (có thời hạn).

Specific - Mục tiêu cụ thể

Thay vì đặt mục tiêu tiết kiệm thật nhiều tiền, bạn nên nói cụ thể số tiền mình muốn tiết kiệm được là bao nhiêu. Hoặc bạn có thể đặt mục tiêu tiết kiệm hàng tháng, tuần hoặc mỗi ngày. Khi mục tiêu càng cụ thể, bạn càng có động lực để thực hiện nó.

Measurable - Có thể đo lường được

Như đã nói ở trên, bạn nên đặt ra mục tiêu có thể đo lường được. Nếu mục tiêu của bạn là tiết kiệm được 1.000.000 mỗi tháng, tương đương với mỗi tuần 250.000. Hoặc bạn có thể chia nhỏ mỗi ngày khoảng 35.000. Khi đó bạn có thể dễ dàng theo dõi mức độ hoàn thành mục tiêu tiết kiệm của mình.

Achievable - Có thể đạt được

Đồng ý là nếu đặt mục tiêu càng cao thì bạn lại càng có động lực phấn đấu. Tuy nhiên bạn nên lượng sức cân đối thu chi để đặt ra mục tiêu hiệu quả. Nếu còn đang là sinh viên hay mới đi làm, bạn chưa cần thiết phải thắt chặt chi tiêu cho mục tiêu mua nhà. Thay vào đó, hãy đặt mục tiêu trong khả năng và có thể đạt được để bạn không bị nản chí. Ngoài ra, số tiền còn lại nếu dành cho việc phát triển bản thân sẽ tốt hơn rất nhiều.

Relevant - Thực tế

Cũng giống như việc đặt mục tiêu khả thi, tính thực tế cũng rất quan trọng vì nó sẽ định hướng cho bạn trở về với mục tiêu chính thay vì bay bổng viển vông. Khi đặt mục tiêu, hãy xác định xem mục tiêu đó có góp phần giúp bạn đạt được cuộc sống như mong muốn không. Hay các điều kiện về thời gian, tiền bạc, nguồn nhân lực, khả năng của bản thân… có đủ để bạn đạt được mục tiêu đó hay không.

Time-bound - Giới hạn thời gian

Đặt mục tiêu phải đi kèm với thời hạn hoàn thành. Giới hạn thời gian vừa là động lực, vừa là áp lực giúp bạn hoàn thành mục tiêu. Trước khi bắt đầu, hãy xác định thời gian phù hợp để hoàn thành mục tiêu. Tránh đặt thời gian quá dài khiến bạn không tập trung vào mục tiêu lớn. Cũng tránh đặt thời gian quá ngắn khiến bạn bị áp lực. Cách tốt nhất là hãy chia nhỏ mục tiêu lớn thành các mục tiêu nhỏ tương ứng với các mốc thời gian. Như vậy bạn sẽ biết được tiến độ cũng như điều chỉnh hành động cho phù hợp.
Nguyên tắc SMART rất phổ biến trong việc đặt mục tiêu ở mọi lĩnh vực, mọi khía cạnh trong cuộc sống. Một mục tiêu đủ tốt và rõ ràng là mục tiêu có đủ các yếu tố SMART. Ngay bây giờ, hãy thử đặt ra mục tiêu tài chính cá nhân của bạn có đủ cả 5 yếu tố này nhé.

Các bước quản lý tài chính cá nhân hiệu quả cho người mới bắt đầu

Bước 1. Đặt mục tiêu tài chính cá nhân.

Bước này sẽ giúp bạn có định hướng rõ ràng trong suốt hành trình quản lý tài chính cá nhân tiếp theo. Có ba thời hạn mục tiêu: ngắn, trung và dài hạn. Nếu mục tiêu dài hạn như tiết kiệm được 2 tỷ để mua nhà trong 5 năm có thể khiến bạn mơ hồ hoặc thậm chí là lo lắng vì số tiền quá lớn và không biết làm cách nào để đạt được nó. Thì đây là lúc bạn nên tập trung vào mục tiêu ngắn và trung hạn trước.
Ví dụ, bạn có thể đặt mục tiêu trong 3 tháng nữa mua được chiếc laptop mới để phục vụ công việc freelance thiết kế, dịch thuật hoặc viết kịch bản. Như vậy từ mục tiêu ngắn hạn là chiếc laptop, bạn đã có công cụ để kiếm thêm thu nhập trong khoảng thời gian tiếp theo.
Sau đó, bạn sẽ hướng đến mục tiêu trung hạn là tiết kiệm được khoản tiền 300 triệu để đầu tư kinh doanh. Với số tiền này, bạn sẽ mở công ty tư vấn thiết kế, trung tâm tiếng Anh… trong vòng 1 năm nữa. Như vậy, từng bước một bạn sẽ có tầm nhìn và động lực để đạt được mục tiêu dài hạn là có số tiền 2 tỷ sau 3 năm.
Lưu ý, mục tiêu của bạn phải đảm bảo đủ các yếu tố SMART đã kể trên nhé.

Bước 2. Ưu tiên trả nợ

Chắc chắn đây là bước đầu tiên bạn cần phải làm trên hành trình quản lý tài chính cá nhân của mình. Hãy ngồi xuống và liệt kê tất cả các khoản nợ mà bạn đang có. Từ vay ngân hàng, tín dụng, vay người thân, bạn bè hay mua trả góp một món đồ nào đó.
Sau đó hãy áp dụng phương pháp Tuyết lở - Debt Avalanche để thoát nợ nhanh chóng. Nhưng nếu bạn không phải người có tính kỷ luật cao thì nên cân nhắc phương pháp trả nợ Quả cầu tuyết - Debt Snowball - một phương pháp giúp bạn có động lực thoát khỏi nợ nần.
Bạn có thể đọc thêm bài viết về hai phương pháp dưới đây

Bước 3. Cắt giảm chi tiêu

Song song với việc trả nợ thì bạn nên cắt giảm chi tiêu thì việc trả nợ mới nhanh chóng hoàn tất. Trước khi cắt giảm bạn nên thống kê lại chi tiêu của mình ít nhất trong khoảng 3-6 tháng vừa qua. Bạn sẽ bất ngờ vì những khoản chi không tên, khoản chi phát sinh mặc dù bạn hoàn toàn có thể cắt giảm.
Từ thống kê chi tiêu, bạn hãy cắt giảm những khoản không cần thiết. Ví dụ, hãy tự nấu ăn thay vì ăn nhà hàng, dùng phương tiện công cộng để di chuyển thay vì taxi, hay tự chuẩn bị đồ uống thay vì mua cà phê, trà sữa bên ngoài… Bạn sẽ bất ngờ vì những khoản tiền mình đáng ra phải tiết kiệm được đấy.
Cũng từ bước này, bạn hãy hạn chế mua những món đồ không cần thiết. Trước khi mua món đồ nào đó, bạn cần trả lời hai câu hỏi. Thứ nhất, nó là thứ mình muốn mua hay phải mua. Nếu câu trả lời là “muốn” thì bạn nên cân nhắc lại. Thứ hai, liệu bạn có sử dụng món đồ này thường xuyên trong 6 tháng tiếp theo không? Nếu câu trả lời là không thì bạn hãy cân nhắc một giải pháp khác tiết kiệm hơn như đi mượn hoặc thuê, hoặc mua một giải pháp tối ưu kinh tế hơn.

Bước 4. Kiếm thêm thu nhập

Cho dù bạn có cắt giảm chi tiêu nhiều thế nào thì cũng rất khó để quản lý tài chính tốt nếu không có thêm nguồn thu nhập. Trong thời đại nền kinh tế có nhiều thay đổi cùng với các vấn đề khó lường trước như dịch bệnh, thì bạn nên kiếm cho mình thêm các nguồn thu nhập khác ngoài lương.
Bạn có thể cân nhắc kinh doanh nhỏ, nhận thêm các công việc bán thời gian để gia tăng thu nhập của mình.

Những tips quản lý tài chính cá nhân hiệu quả

Nếu bạn cảm thấy khó khăn khi bắt đầu quản lý tài chính, hãy thử một vài tips được gợi ý dưới đây:
notion image
Dùng hai tài khoản ngân hàng. Ngay khi vừa nhận lương, bạn nên chia tiền của mình vào hai tài khoản. Một tài khoản được dùng cho các khoản chi tiêu thông thường trong tháng đó. Một tài khoản dùng để tiết kiệm và chỉ dùng cho các trường hợp khẩn cấp. Nếu được, bạn hãy để thẻ ngân hàng tiết kiệm ở nhà và chỉ lấy ra sử dụng trong trường hợp cần thiết.
Dùng app quản lý chi tiêu. Bạn có thể tìm thấy rất nhiều ứng dụng quản lý tài chính cá nhân trên AppStore và Google Play.
Làm một bảng checklist. Bảng này sẽ gồm các mục phải chi tiêu trong tháng, các hóa đơn… từ đó bạn sẽ ước lượng được các khoản phải chi trong tháng để cân đối chi tiêu và không bị lạm chi.

Bước 5. Đầu tư

Cho dù bạn làm tốt bước 4 thế nào thì cũng không có nhiều thời gian và sức lực để lao động liên tục. Đây là lúc bạn nên dịch chuyển đến bước đầu tư và sẵn sàng trở thành một nhà đầu tư chính hiệu.
Chắc chắn khi đi đến bước này trong hành trình thì bạn đã trở thành một người quản lý tài chính cá nhân rất tốt rồi. Nhưng bạn còn có thể làm tốt hơn nữa nếu biết đầu tư.
Có rất nhiều hình thức đầu tư cho bạn lựa chọn nhưng mỗi hình thức đều có những rủi ro và hạn chế nhất định. Nhưng đây vẫn là kênh kiếm tiền hiệu quả nhất và có đóng góp lớn nhất cho mục tiêu quản lý tài chính của bạn. Bạn có thể cân nhắc các hình thức đầu tư: gửi tiết kiệm, vàng, chứng khoán, bất động sản, đầu tư kinh doanh… và một xu hướng đầu tư mới trong những năm gần đây được nhiều người quan tâm là các dự án Blockchain như NFT, tiền mã hóa.
Mặc dù hình thức đầu tư 4.0 này còn nhiều tranh cãi nhưng chúng ta không thể phủ nhận mức độ tiềm năng mà nó mang lại cho nền kinh tế tài chính toàn cầu. Vì vậy đã có rất nhiều nhà đầu tư đã trở thành early bird đón đầu xu hướng này và hiện sở hữu trong tay khối tài sản lớn.
notion image
Nếu bạn chưa biết, Imota là một ứng dụng đầu tư Blockchain cho tất cả mọi người. Đừng lo lắng nếu bạn chưa biết gì về Blockchain cũng như các dự án đầu tư trong lĩnh vực này. Vì Imota đã giúp bạn đơn giản hóa mọi thứ trong một ứng dụng nhỏ gọn. Điểm đặc biệt của Imota là ứng dụng công nghệ Blockchain nên an toàn, minh bạch và bảo mật cao.
Tìm hiểu thêm về Imota: https://www.imota.io/
 
💡
Imota - Ví Blockchain mọi người. Với Imota, bạn có thể dễ dàng đầu tư crypto bằng chuyển khoản ngân hàng, giao dịch nhanh chóng, an toàn, bảo mật. Đặc biệt Imota miễn phí gas mỗi ngày và cơ hội đào Otara miễn phí.
💡
Tải Ví Blockchain Imota trên Android
💡
Tải Ví Blockchain Imota trên iOS
 
Tham gia cộng động Imota ngay để cập nhật những thông tin, dự án mới nhất.
Tài chính cá nhân