Tiền mã hóa được phân loại như thế nào? Có bao nhiêu loại coin trong thị trường crypto?

Tiền mã hóa được phân loại như thế nào? Có bao nhiêu loại coin trong thị trường crypto?

03/04/2023
5 phút đọc

 
Tham gia thị trường crypto đã lâu nhưng bạn đã phân biệt được các loại coin chưa? Cùng Imota phân biệt các thuật ngữ và hiểu bản chất của từng loại tài sản trong cryptocurrency nhé.

Có bao nhiêu loại coin?

Có nhiều cách phân loại coin nhưng chúng ta thường nghe đến các thuật ngữ như: Coin và Token, Bitcoin và Altcoin, Stable coin, Meme coin, Large Cap, Mid Cap và Low Cap… Mỗi thuật ngữ crypto này đều chỉ một nhóm coin mà nhà đầu tư cần nắm vì đây là kiến thức cơ bản khi đầu tư.

Coin và Token

Coin là một đồng tiền mã hóa được phát triển trên một blockchain riêng biệt và hoạt động một cách độc lập. Coin được xem như một loại tiền tệ với chức năng lưu trữ và giao dịch, hỗ trợ hợp đồng thông minh, ứng dụng, xác thực các giao dịch.
Trong khi đó, Token phải dựa trên blockchain của một dự án có sẵn để hoạt động. Blockchain phổ biến nhất mà các token sử dụng là Ethereum. Khác với coin - được xem như một loại tiền tệ thì token được coi như một loại tài sản kỹ thuật số. Mục đích sử dụng của token rộng hơn coin. Ngoài thanh toán thì nó còn được dùng để thực hiện nhiều hoạt động, giao dịch khác trong hệ sinh thái của dự án.

Các loại token

Xét về đặc điểm và tính năng, token được chia thành hai nhóm chính là token tiện ích và token chứng khoán.

Token chứng khoán

Token chứng khoán - Security Token là phiên bản số cho chứng khoán giao dịch trên một sàn chứng khoán. Chúng cung cấp quyền sở hữu của một công ty dưới dạng cổ phần và trả cổ tức định kỳ.
Thay vì ICO, các dự án phân phối security token thông qua STO - Security token Offering. Mô hình này có thể thay thế IPO truyền thống.
notion image

Token tiện ích

Token tiện ích - Utility token được dùng để mua bất kỳ tiện ích, dịch vụ, trả thưởng hoặc trả phí hệ thống cho một mạng lưới cụ thể. Bạn có thể xem nhưng token tương đương với phiên bản tiền mã hóa của phiếu quà tặng. Chúng không trả cổ tức hay trao quyền sở hữu như token chứng khoán. Ví dụ: Filecoin (FIL) được dùng để mua dung lượng lưu trữ dữ liệu trên một đám mây.

Bitcoin và Altcoin

Bitcoin là đồng tiền mã hóa đầu tiên trong thị trường crypto từ năm 2008 và có vốn hóa chiếm đến hơn 30%. Từ năm 2008 đến nay, đã có đến hơn 15.000 đồng tiền crypto khác được ra đời và các đồng tiền này được gọi là Altcoin - Alternative to Bitcoin - Những đồng tiền thay thế cho Bitcoin.
Các Altcoin khác với Bitcoin về mặt công nghệ, đặc biệt là sự khắc phục cho những hạn chế của Bitcoin và một số đồng đã có được thành công nhất định như Ethereum, Polkadot, Stellar… Altcoin được tạo ra đã thúc đẩy sự cạnh tranh và cho phép những người khác cũng phát triển sâu hơn nhiều loại tiền mã hóa. Ví dụ nhiều altcoin có phí giao dịch thấp hơn Bitcoin và giá của nó cũng hợp túi tiền nhiều nhà đầu tư hơn, vì thế nó dần trở nên phổ biến hơn.

Các loại Altcoin

Tất cả những đồng coin khác Bitcoin đều được gọi chung là Altcoin nhưng nhóm này có số lượng vô cùng lớn và cũng khác nhau ở nhiều đặc điểm. Vì vậy, trong nhóm altcoin, người ta lại chia thành các coin giao dịch và coin ổn định - Stablecoin.

Coin giao dịch là gì?

Coin giao dịch có chức năng tương tự những gì chúng ta thấy ở Bitcoin. Ở thời điểm khởi đầu, chúng được tạo ra để thực hiện một giao dịch đổi giá trị lấy hàng hóa và dịch vụ. Hầu hết các altcoin sinh ra vào thời kỳ đầu và trở nên phổ biến đều rơi vào loại này. Namecoin là đồng altcoin nổi trội đầu tiên vào năm 2011, những cái tên khác cũng thuộc nhóm này như: Litecoin (LTC), Monero (XMR), Zcash (ZEC)...

Stable coin là gì?

Tính biến động giá là đặc điểm không thể bỏ qua của tiền mã hóa, đồng thời cũng là lý do để stablecoin ra đời. Stablecoin là loại tiền mã hóa có giá trị được neo với một tài sản thực, như tiền pháp định hoặc kim loại quý hiếm. Những tài sản này đóng vai trò là tấm đệm và bảo vệ giá trị của stablecoin khỏi sụt giảm nghiêm trọng. Những tài sản cơ sở này đảm bảo giá trị nền của stablecoin. Stablecoin bổ sung một lớp hợp thức hóa nữa cho thị trường crypto vì nó được lưu hành rất nhiều, buộc chúng ta phải tránh xa sự kỳ vọng và biến động giá trị.
Việc sử dụng tiền mã hóa như một công cụ lưu trữ giá trị hoặc thay thế cho tiền truyền thống đồi hỏi phải có một mức độ ổn định. Đó là lý do tại sao stablecoin có lợi thế tốt nhất cho cả hai thế giới tiền tệ.
Các stablecoin nổi bật là USTD, BUSD, DAI…

Meme coin

Trong khi Bitcoin hay Ethereum được tạo ra để giải quyết những vấn đề của thế giới thực thì các meme coin được ra đời vì mục đích giải trí. Đã từng có những trào lưu meme coin như DogeCoin, CorgiCoin,  Shiba Inu…
notion image
Các meme coin gần như không đem lại lợi ích gì cho thế giới thực, thậm chí phần lớn trong số chúng được tạo ra để thu lợi nhuận. Nhiều nhà sáng lập của những đồng này đã nhanh chóng bán đi một khi giá tăng để thu lãi nhanh chóng.  Tuy nhiên, vẫn có những coin ban đầu được đánh giá là Meme coin nhưng khi được sự ủng hộ từ cộng đồng thì họ lại làm việc như một dự án thực thụ như ShibaSwap.

Large Cap, Mid Cap và Low Cap

Khi thị trường ngày càng có nhiều dự án thì các cách chia kể trên có thể không phân loại được tiềm năng, vốn hóa, dòng chảy của các đồng coin, vì vậy trong giai đoạn từ năm 2020 thị trường đã cho ra đời các thuật ngữ:
  • Large-cap: Chỉ đồng coin, token có vốn hóa cao. Ví dụ, từ top 2-50: ETH, UNI, MATIC…
  • Mid-cap: Chỉ đồng coin, token có vốn hóa trung bình. Ví dụ từ top 50-200: CELO, OP, YFI…
  • Low-cap: Chỉ đồng coin, token có vốn hóa thấp. Ví dụ từ top 200-500: BETA< OGN, POLS…
Trong khoảng thời gian DeFi phát triển mạnh từ năm 2020, dòng tiền crypto đi theo hướng: Fiat => Bitcoin => Large-cap => Mid-cap => Low-cap. Khi rút ra khỏi thị trường, dòng tiền sẽ đi theo hướng ngược lại: Low-cap => Bitcoin => Fiat.
Trên đây là các thuật ngữ phân loại coin trong crypto. Nếu bạn đang muốn đầu tư crypto thì hãy thử ngay ví Imota - ví blockchain cho mọi người. Đầu tư crypto đơn giản, dễ dàng, nhanh chóng bằng chuyển khoản ngân hàng, nhận thu nhập thụ động từ chương trình referral và đào OTARA miễn phí 3 phiên mỗi ngày.
 
notion image
💡
Imota - Ví Blockchain mọi người. Với Imota, bạn có thể dễ dàng đầu tư crypto bằng chuyển khoản ngân hàng, giao dịch nhanh chóng, an toàn, bảo mật. Đặc biệt Imota miễn phí gas mỗi ngày.
💡
Cập nhật ngày 19/3/2023
Imota tạm ngừng chương trình “Hỗ trợ phí gas” để điều chỉnh và sớm thông báo đến người dùng trong các cập nhật kế tiếp
Người dùng Imota có thể sử dụng tính năng độc đáo trên ví Imota là chi trả phí gas bằng các Stablecoins bao gồm USDT, BUSD và USDC. Với tính năng này, người dùng sẽ không phải trữ nhiều đồng native coin trong ví, dễ dàng hơn với các lựa chọn giao dịch của mình.
 
Tham gia cộng động Imota ngay để cập nhật những thông tin, dự án mới nhất.
Blockchain