Web 3 là gì? Bạn đã biết lịch sử phát triển của web 3.0?

Web 3 là gì? Bạn đã biết lịch sử phát triển của web 3.0?

17/01/2023
4 phút đọc

Web 1.0 - Hiển thị thông tin

Tháng 10 năm 1990, Berners Lee - một nhà khoa học máy tính tại Europe researcher CERN, ông là người tiên phong trong sự phát triển sớm của internet. Berners - Lee đã viết ba công nghệ mà sau này đã trở thành nền tảng của website, bao gồm cả những webpage editor/browser đầu tiên.
  • HTML: HyperText Markup Language - ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản của website, là một ngôn ngữ đánh dấu được thiết kế ra để tạo nên các trang web trên world wide web.
  • URI hoặc URL: Uniform Resource Identifier or Locator, một địa chỉ độc nhất để nhận diện mỗi trang web.
  • HTTP: HyperText Transfer Protocol, cho phép truy xuất các tài nguyên được liên giữa các website.
Vào giữa những năm 1990, sự ra đời của các trình duyệt web như Netscape Navigator đã mở ra kỷ nguyên web 1.0. Đây là thời đại của các trang web tĩnh được truy xuất từ máy chủ. Hầu hết người dùng internet ở thời điểm đó rất thích thú với các tính năng mới như email và truy xuất tin tức theo thời gian thực. Việc tạo nội dung vẫn còn ở giai đoạn sơ khai, người dùng chỉ có thể đọc tin và có rất ít cơ hội để tương tác với trang web.
notion image

Web 2.0 - Chuyển giao thông tin

Web 2.0 đánh dấu sự thay đổi mô hình trong cách sử dụng internet. Trong vòng 15-20 năm, các website 1.0 đã hoàn toàn bị thay thế bởi tính tương tác, kết nội xã hội và nội dung do người dùng sản xuất của web 2.0.
Web 2.0 cho phép hàng triệu người trên khắp thế giới xem nội dung do người dùng tạo ra gần như ngay lập tức. Điều này đã dẫn đến sự bùng nổ mạnh mẽ của các loại hình web 2.0 như mạng xã hội, báo chí. Đặc biệt là khả năng truy cập bằng mobile đã khiến các hãng điện thoại thoại liên tục cải tiến và cạnh tranh để đáp ứng được sự phát triển của nền tảng web 2.0 và các ứng dụng tương tác. Trong thời gian này, chúng ta cũng chứng kiến sự trỗi dậy của các ứng dụng làm thay đổi nền kinh tế như: Airbnb, Facebook, Instagram, Twitter, Uber, YouTube, Tiktok…
Sự tăng trưởng doanh thu phi mã của các nền tảng thống trị này đã khiến nhiều công ty có chiến lược tập trung vào web 2.0 như Apple, Amazon, Google, Meta, Netflix. Đây là 5 công ty lớn nhất trong thị trường vốn hóa đến nỗi có tên gọi riêng là FAANG theo chữ cái đầu của mỗi công ty.
Các ứng dụng này đã thúc đẩy sự phát triển kinh tế hợp tác thông qua việc cho phép hàng triệu người kiếm thêm thu nhập bằng cách lái xe, cho thuê nhà, giao đồ ăn, bán hàng hóa và dịch vụ trực tuyến. Web 2.0 cũng gây xáo trộn đối với một số ngành nhất định, thậm chí trở thành mối đe dọa đối với một số công ty đã hoạt động từ trước đó.

Web 3.0 - Chuyển giao giá trị

Lặp lại lịch sử của web 2.0, web 3.0 cũng gây ra sự xáo trộn của quá trình phát triển web/internet. Web 3.0 được xây dựng dựa trên các khái niệm cốt lõi về phi tập trung, tính mở và tiện ích người dùng. Các khái niệm này đã được Berners-Lee giải thích từ những năm 1990.
Trong một bài báo năm 2001, Berners-Lee đã thảo luận về khái niệm mà ông gọi là Sematic Web (web ngữ nghĩa). Mục đích ban đầu của Sematic web là giúp người dùng tìm kiếm thông tin trên internet một cách nhanh chóng, chuẩn xác và thông minh hơn so với công cụ tìm kiếm truyền thống. Ví dụ khi chúng ta tìm kiếm một/vài từ khóa, web ngữ nghĩa sẽ dựa theo ngữ cảnh và nhiều thuật toán khác để trả về kết quả phù hợp nhất với mong muốn tìm kiếm của người dùng.
Các kỹ thuật và ứng dụng liên quan đến Sematic web vẫn tiếp tục phát triển. Ví dụ như phát triển các công nghệ chung để biểu thị thông tin và cho phép máy tính có thể hiểu được một số thông tin trên web. Từ đó giúp việc tìm kiếm trở nên thông minh hơn, tách chiết thông tin và tổng hợp dữ liệu tự động hóa một số công việc thay cho con người.
notion image

Các đặc điểm của Web 3.0

Mặc dù chưa có định nghĩa tiêu chuẩn về web 3.0 nhưng nó có những định nghĩa đặc điểm quan trọng.
Phi tập trung - Decentralization: Đây là nguyên lý cốt lõi của web 3.0. Ở web 2.0, máy tính sử dụng HTTP dưới dạng địa chỉ web duy nhất để tìm thông tin và những thông tin này được lưu trữ ở một nơi cố định, thường là trên một máy chủ. Với web 3.0 thông tin được lưu trữ ở nhiều vị trí phi tập trung. Điều này sẽ phá vỡ đặc quyền của những gã khổng lồ như Meta, Google trong việc nắm giữ và kiểm soát thông tin.
Bảo mật, đáng tin cậy: Web 3.0 cho phép người dùng giao dịch, tương tác trực tiếp mà không cần bên thứ ba như ngân hàng, công chứng… Nó cho phép bất kỳ ai cũng có thể tham gia mà không cần sự cho phép của cơ quan quản lý. Các ứng dụng web 3.0 sẽ chạy trên Blockchain hoặc mạng lưới ngang hàng phi tập trung, hoặc kết hợp là các ứng dụng phi tập trung Dapp.
Trí tuệ nhân tạo và máy học: Web 3.0 sử dụng máy học - một nhánh của trí tuệ nhân tạo sử dụng dữ liệu và thuật toán để bắt chước cách con người học, dần dần cải thiện độ chính xác của nó. Những khả năng này cho phép máy tính đưa ra kết quả nhanh hơn, phù hợp hơn.
Khả năng kết nối và phổ biến: Với web 3.0, thông tin và nội dung được kết nối và phổ biến hơn, được truy cập bởi nhiều ứng dụng và với số lượng thiết bị kết nối web ngày càng tăng.
 
Hy vọng bài viết này đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về lịch sử phát triển của web 3.0. Theo dõi Imota để cập nhật những thông tin, kiến thức bổ ích về Blockchain.
💡
Imota - Ví Blockchain mọi người. Với Imota, bạn có thể dễ dàng đầu tư crypto bằng chuyển khoản ngân hàng, giao dịch nhanh chóng, an toàn, bảo mật. Đặc biệt Imota miễn phí gas mỗi ngày và cơ hội đào Otara miễn phí.
💡
Tải Ví Blockchain Imota trên Android
💡
Tải Ví Blockchain Imota trên iOS
 
 
Tham gia cộng động Imota ngay để cập nhật những thông tin, dự án mới nhất.
Blockchain