Xây Kim tự tháp - Kế hoạch giúp bạn quản lý tài chính vững vàng

Xây Kim tự tháp - Kế hoạch giúp bạn quản lý tài chính vững vàng

29/09/2023
4 phút đọc

Trong hành trình đạt được mục tiêu tài chính, điều quan trọng đầu tiên là lập kế hoạch tài chính càng sớm càng tốt và đảm bảo chúng ta đang đi đúng hướng để đạt được các mục tiêu của mình như mua nhà, tự do tài chính, nghỉ hưu sớm… Nhưng để lập kế hoạch tài chính hiệu quả thì không phải cũng có thể làm được. Bạn hãy tham khảo mô hình Kim tự tháp để xây dựng kế hoạch tài chính của riêng mình.

Mô hình Kim tự tháp trong lập kế hoạch tài chính là gì?

Mô hình Kim tự tháp là một cách tiếp cận độc đáo và trong việc lập kế hoạch tài chính và quản lý tiền bạc. Nó bao gồm 3 phần: Bảo vệ, tiết kiệm và đầu tư.
Mỗi thành phần kể trên đều giúp chúng ta đạt được mục tiêu tài chính, nó được dùng để tham chiếu mỗi khi bạn cần đưa ra quyết định và đảm bảo những quyết định đó không ảnh hưởng đến sự ổn định của Kim tự tháp.

Tầng 1 của Kim tự tháp kế hoạch tài chính: Bảo vệ tài sản

Sự bảo vệ là nền tảng của bất kỳ kế hoạch nào chứ không riêng kế hoạch tài chính. Nó sẽ là một tấm khiên bảo vệ chúng ta mỗi khi có sự kiện bất ngờ, rủi ro như mất việc làm, ốm đau… Sự bảo vệ ở đây có thể là một khoản tiền khẩn cấp hoặc các loại bảo hiểm như bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm thai sản…
Mức bảo vệ này tùy theo thu nhập và chi tiêu của bạn cũng một vài yếu tố khác như: số tiền bạn đang nợ, số người phụ thuộc, những dự định trong ngắn hạn và dài hạn. Thông thường, số tiền bạn cần có để đảm bảo mức bảo vệ cơ bản này là 6 tháng sinh hoạt phí (đã bao gồm các khoản phát sinh kể trên).
Làm gì khi gặp khó khăn về tài chính? Sẽ có nhiều trường hợp không thể để dành các khoản tiết kiệm cho trường hợp khẩn cấp hoặc mua bảo hiểm, vậy thì việc đầu tiên chúng ta cần làm là cắt giảm chi tiêu. 10% là con số tối thiểu mà bạn cần cắt giảm, hạn chế mua sắm những đồ dùng không thật sự cần thiết, ăn ở nhà thay vì nhà hàng… Hàng tháng, hãy tích lũy số tiền này cho quỹ khẩn cấp trước khi thực hiện xây bậc tiếp theo của Kim tự tháp.

Tầng 2 của Kim tự tháp kế hoạch tài chính: Tiết kiệm

Tiết kiệm và đầu tư tạo nên cấp độ tiếp theo trong Kim tự tháp kế hoạch tài chính. Thông thường, chúng ta sẽ có mục tiêu dài hạn như nghỉ hưu, mua nhà, học phí đại học cho con… Đây đều là những mục tiêu lớn, vì thấy để đạt được cần phải có sự phối hợp của cả việc tiết kiệm và đầu tư.
Khi bạn đã giải quyết xong nhu cầu bảo vệ ở tầng một của Kim tự tháp, bạn có thể bắt đầu xem xét các khoản tiết kiệm là bước tiếp theo trong mô hình này. Việc tiết kiệm là quan trọng và thiết yếu bởi nó cho phép bạn sẵn sàng cho bước tiếp theo của mô hình này, đó là đầu tư.

Tầng 3 của Kim tự tháp kế hoạch tài chính: Đầu tư

Tầng 3 - Đầu tư, là tầng quyết định kế hoạch tài chính của bạn có thành công như mong đợi hay không. Để thực hiện được mục tiêu đầu tư hiệu quả, bạn cần lưu ý đến một vài nguyên tắc như: Đầu tư càng sớm càng tốt. Nên đầu tư nhiều danh mục khác nhau để giảm thiểu rủi ro…
Dành bao nhiêu tiền để đầu tư là câu hỏi mà nhiều người mới bắt đầu thường thắc mắc. Câu trả lời là khoản tiền đầu tư phụ thuộc vào mức độ chấp nhận rủi ro và thời gian của bạn. Nếu bạn có mục tiêu mua xe trong 3 năm tới thì bạn nên đầu tư cho một danh mục ít rủi ro hơn khoản đầu tư dành cho mục tiêu học phí đại học của con cái trong 10 năm tới.
Bạn có thể đọc thêm bài viết về đầu tư để tích lũy thêm cho mình kinh nghiệm hữu ích:
Mô hình Kim tự tháp là một cách tiếp cận độc đáo và trong việc lập kế hoạch tài chính và quản lý tiền bạc. Nó bao gồm 3 phần: Bảo vệ, tiết kiệm và đầu tư, bất động sản.
 
notion image
 
💡
Imota - Ví Blockchain mọi người. Với Imota, bạn có thể dễ dàng đầu tư crypto bằng chuyển khoản ngân hàng, giao dịch nhanh chóng, an toàn, bảo mật. Ngoài ra, Imota đang có chương trình giới thiệu bạn bè tặng 5 BUSD và đào Otara miễn phí 3 phiên mỗi ngày
Tải ứng dụng Imota và trải nghiệm ngay:
 
Tham gia cộng động Imota ngay để cập nhật thông tin mới nhất.
 
Tài chính cá nhânĐộc lập tài chính